Động cơ điện – tính năng và ứng dụng
Máy khuấy trộn chất lỏng các loại thường sử dụng động cơ điện và động cơ khí nén. Động cơ khí nén giúp giảm trọng lượng máy khuấy mà vẫn đảm bảo mức công suất cao. Còn động cơ điện, vai trò tác dụng của nó đối với máy khuấy là gì?
- Động cơ điện: Là máy điện dùng chuyển đổi năng lượng điện sang năng lượng cơ. Động cơ điện gồm 2 phần chính là stator (phần tĩnh) và rotor (phần động).
Động cơ điện ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong các loại máy móc thiết bị, từ nhỏ như máy nghe CD, DVD hay lớn hơn trong các loại máy giặt, máy khuấy trộn, máy công nghiệp các loại...
- Dòng 1 pha, 3 pha: đặc tính và ứng dụng
Động cơ điện thường dùng dòng điện 1 pha (220V) và 3 pha (380V).
Loại động cơ điện một pha thường được sử dụng khuấy cho các loại máy khuấy có công suất động cơ vừa và nhỏ, ở dạng máy khuấy cầm tay (chủ yếu), gá thùng hoặc nâng hạ trục cố định, sử dụng nhiều trong dân dụng, phòng lab, phòng thí nghiệm, hay nhà bếp gia đình, khách sạn…
Trong khi việc khuấy trộn công nghiệp thường cần công suất lớn, nên động cơ thường sử dụng là loại động cơ 3 pha, để tận dụng dòng điện 3 pha sẵn có trong các nhà máy, xí nghiệp, đồng thời đáp ứng yêu cầu tốc độ moment xoắn cao ngay khi vận hành.
- Lưu ý khi sử dụng dòng điện 1 pha, 3 pha
Động cơ 3 pha (theo thiết kế ban đầu) khi sử dụng dòng điện một pha thì công suất giảm đi một nửa.
Cách khắc phục: Đối với động cơ 3 pha khi dùng điện 1 pha thì thêm kích từ, còn động cơ 1 pha phải thêm cực cuộn dây bằng cách cuốn thêm dây khi dùng dòng điện 3 pha.
- Đại lượng thể hiện sức tải của động cơ:
2 đại lượng cơ bản biểu hiện sức tải của động cơ là moment xoắn (torque) và công suất động cơ:
Moment xoắn (torque): Đặc trưng cho khả năng chịu tải tức thời của động cơ. Hay nói đơn giản, khi động cơ có moment xoắn càng cao thì thời gian thay đổi tốc độ càng ngắn.
Khi moment xoắn càng cao thì công suất động cơ càng giảm và ngược lại.
Công suất của động cơ: Cho thấy khả năng truyền tải thực của động cơ (tốc độ quay được truyền động ra trục cánh khuấy). Đây là đại lượng thể hiện tốc độ quay lớn nhất của động cơ.
Đơn vị đo công suất là HP và KW, 1 HP = 0.746 KW
Tốc độ quay (rpm): rpm là số vòng quay trên 1 phút, đặc trưng cho tốc độ quay của động cơ. Rpm phụ thuộc vào số cực của cuộn dây, nếu số cực càng nhiều thì tốc độ động cơ càng nhỏ theo công thức tính:
rpm = 120 x Tần số (Hz) / số cực cuộn dây
Bởi thế, nếu 1 động cơ điện có cùng tần số 50Hz, thì tốc độ quay của động cơ có thể là 6.000rpm (cực đại), 3.000 rpm, 2.000 rmp, hay 1.500rpm… tương ứng với số cực cuộn dây là 1, 2, 3 hay 4… cực.
Tốc độ thực của động cơ thường nhỏ hơn 2-3 % so với thiết kế, vì trong thực tế, dòng điện sử dụng thường thiếu ổn định (do dây dẫn, tải trọng dây cùng máy khác trong hệ thống điện), do ma sát giữa động cơ và đặc tính chất khuấy trộn, quá trình vệ sinh máy, hao mòn động cơ trong quá trình sử dụng …
- Điều chỉnh tốc độ động cơ:
Trong thực tế, động cơ điện thường có tốc độ quay lớn, cho nên người ta thường sử dụng hộp giảm tốc đi kèm để điều chỉnh (giảm) tốc độ động cơ cho phù hợp với yêu cầu sử dụng.
Từ khóa: Động cơ giảm tốc, Motor giảm tốc, Hộp số giảm tốc, Đầu giảm tốc, Động cơ 3 pha, Motor 3 phase, Motor điện, Motor liền giảm tốc, Motor giảm tốc Cyclo, Motor điện 3 pha, Motor điện 1 pha, Động cơ liền hộp số, Động cơ liền giảm tốc, Motor AC, Motor DC, VS Motor, motor giảm tốc NMRV, Hộp giảm tốc, động cơ giảm tốc chân đế, động cơ giảm tốc mặt bích, động cơ giảm tốc vuông góc, motor giảm tốc cốt âm
Những tin mới hơn
- SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU DC, ĐỘNG CƠ SERVO & ĐỘNG CƠ BƯỚC (13/01/2017)
- Làm thế nào để đấu nối một động cơ bước 5 pha 10 dây tới một bộ driver ? (13/01/2017)
- Hướng dẫn chọn mua động cơ hộp số tốt nhất (15/01/2017)
- Những điều cần chú ý khi sự dụng động cơ giảm tốc (30/08/2017)
- CÁCH ĐỌC VÀ Ý NGHĨA CÁC THÔNG SỐ KĨ THUẬT TRÊN MOTOR (31/01/2017)
- CHỌN MOTOR GIẢM TỐC THEO ĐIỆN ÁP (13/01/2017)
- KẾT HỢP BIẾN TẦN VỚI MOTOR GIẢM TỐC TRONG CÔNG NGHIỆP (06/01/2017)
- Nguyên lý hoạt động của động cơ điện 3 pha (12/11/2019)
- Nguyên lý hoạt động của mô tơ giảm tốc, hộp số giảm tốc (12/01/2017)
- Motor giảm tốc = Động cơ điện + Hộp giảm tốc (03/03/2018)
Những tin cũ hơn
- Motor giảm tốc là gì ? (07/03/2013)
- Những ứng dụng phổ biến của hộp số giảm tốc (06/03/2013)
- Hộp giảm tốc là gì – ứng dụng của hộp giảm tốc (05/03/2013)
- Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc bánh răng côn (05/03/2013)
- Phân biệt động cơ có hộp số và động cơ không hộp số (04/03/2013)
- Cách lựa chọn hộp số giảm tốc phù hợp với mục đích sử dụng (19/09/2012)
- Tìm hiểu ưu nhược điểm của hộp số giảm tốc trục vuông góc (13/09/2012)
- Quy trình bảo dưỡng motor giảm tốc tải nặng (12/12/2012)
- Ứng dụng của động cơ giảm tốc loại nhỏ mini (14/10/2010)
- Tìm hiểu về hộp số giảm tốc NMRV (13/10/2010)
Join