Nên sự dụng động cơ giảm tốc DC hay motor giảm tốc AC ?

Thứ tư - 04/08/2021 15:09

Nên sự dụng động cơ giảm tốc DC hay motor giảm tốc AC ?

Động cơ giảm tốc DC hay motor giảm tốc AC thì cũng có chung cấu hình hộp số giảm tốc giống nhau.
Đó là cấu hình bánh răng thẳng hàng và có góc nghiêng bên phải giúp động cơ giảm tốc giảm bớt tác động gây hư hỏng cho motor và hộp số giảm tốc và nâng cao hiệu quả cũng như độ chính xác của vị trí lắp đặt. Bên cạnh đó động cơ giảm tốc đồng trục song song sẽ giúp các nhà sản xuất tiết kiệm được chi phí hơn so với dòng động cơ giảm tốc vuông góc.

Cấu tạo chung của motor giảm tốc

Đúng như tên gọi là động cơ giảm tốc dù là motor giảm tốc AC hay motor giảm tốc DC thì đều được sự dụng loại hộp số như nhau. Hộp số giảm tốc của động cơ giảm tốc có chức năng giảm tốc độ quay từ motor truyền đến và tăng momen xoắn lên cao hơn so với momen xoắn của motor truyền động lực.

Ngoài tính năng giảm tốc độ và tăng momen xoắn ra thì hộp số giảm tốc còn cân bằng lực quán tính của tải so với lực quán tính của motor điện. Với hộp số giảm tốc thì lực quán tính ban đâu do động cơ phát ra sẽ được giảm theo tỉ lệ căn bậc hai của tỉ số truyền. Việc cân bằng giúp nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu chuyện động trong vận hành và loại bỏ các yếu tố quá tải theo thời gian.
 
Công nghệ tăng momen xoắn trước kia là lắp buli và một thiết bị truyền tải cách xa động cơ điện nhưng việc sự dụng động cơ giảm tốc lại có những ưu điểm vượt trội như:

- Thiết kế và triển khai hệ thống truyền động trong dây chuyền sẽ ít gặp các vấn đề phát sinh làm tiêu hao tiền bạc và thời gian, các kỹ sư cơ khí cũng không phải mất nhiều thời gian và công sức đề chế tạo cũng như điều chỉnh không gian sao cho hợp lý và tránh được các lỗi trong thiết kế, lắp đặt, chưa tính tới lợi ích dễ dàng bảo trì và sửa chữa khi hỏng hóc.

- Motor giảm tốc là một thiết bị gắn liền với nhau giữa motor điện và hộp số giảm tốc, do đó người sự dụng sẽ không cần đến các khớp nối bổ sung hoặc sắp xếp vị trí để chúng hoạt động chính xác, và loại bỏ được vấn đề lệch tâm giữa motor và hộp số giảm tốc. Làm tăng tuổi thọ cho motor giảm tốc nói riêng và không làm chậm trễ cả dây chuyền sản xuất nói chung, chưa tính trong trường hợp hư hỏng cũng dễ dàng thay thế và sửa chữa.

So sánh động cơ giảm tốc AC và motor giảm tốc DC

Cơ bản chung giữa động cơ giảm tốc DC và motor giảm tốc AC là đều biến điện năng thành động năng và động năng từ motor truyền qua hộp số giảm tốc, còn hộp số giảm tốc căn cứ vào nhu cầu để tạo ra tốc độ phù hợp, đồng thời làm tăng momen xoắn và giảm quán tính phát sinh. Do đó chúng ta sẽ đi sâu hơn về sự khác biết giữa motor giảm tốc AC và động cơ giảm tốc DC là:

- Nguyên tắc hoạt động

Đối với động cơ DC như tên gọi của nó, động cơ điện DC tạo ra động năng từ trường roto quay quanh stato đứng yên thông qua chổi than và điện được cấp cho roto còn đối với động cơ điện AC thì roto là một nam châm vĩnh cửu hoạt động dựa trên dây quần stato được cấp điện sinh ra từ trường làm quay roto.

- Điều chỉnh tốc độ

Thông thường động cơ DC luôn đi kèm với bộ điều chỉnh tốc độ, việc thay đổi vòng quay được điều chỉnh tỉ lệ thuận với điện áp cấp cho motor thông qua bộ điều chỉnh tốc độ của nó, bạn có thể điều chỉnh tốc độ nhanh hoặc chậm theo yêu cầu. Còn với motor điện AC thì được đấu trực tiếp từ điện 3pha và cố định tốc độ theo thiết kế.

Do đó mỗi loại motor giảm tốc AC hay động cơ giảm tốc DC đều có nhưng ưu điểm và nhược điểm riêng của chúng nên chúng ta có thể khai thác ưu điểm của từng loại theo yêu cầu:

- Nguồn điện

+ AC dùng điện lưới
+ DC vừa dùng điện lưới thông qua bộ chuyển đổi và cũng có thể dùng với pin hoặc bình ac quy.

Căn cứ vào tính năng này mà chúng ta có thể sự dụng và khai thác từng loại tốt hơn trong môi trường không có điện 3pha hoặc môi trường dùng điện pin hoặc bình ac quy.

- Dòng điện

+ Động cơ điện AC được đấu nối trực tiếp với điện 3pha và nguồn cung có thể có điện áp khác nhau.
+ Motor điện DC lại yêu cầu dòng điện không đổi và ổn định.

Có thể thấy rằng tính năng không thay đổi dòng điện và dòng điện ổn định sẽ giúp motor giảm tốc DC có lợi thế sự dụng trong các dây chuyền yêu cầu độ chính xác cao về tốc độ. Và với động cơ giảm tốc AC lại có lợi khi dùng trong việc truyền năng lượng đường dài để sự dụng vì chúng tạo ra nhiều năng lượng hơn.

Ưu điểm và nhược điểm

- Động cơ giảm tốc AC không phải chuyển mạch
- Motor giảm tốc DC dùng chổi than và cổ góp

Đối với động cơ giảm tốc DC thì chổi than và cổ góp nhanh hư do quá trình vận hành sinh ma sát ăn mòn, chưa tính bị hạn chế về tốc độ, trong khi motor giảm tốc AC thì lại không bị hạn chế về tốc độ và độ bền cao hơn.

Tiêu hao năng lượng

- Động cơ giảm tốc AC tiêu hao năng lượng do cảm ứng và ma sát trượt.
- Motor giảm tốc DC lại tiêu hao năng lượng do cuộn dây trên roto và ma sát sinh ra do chổi than.

Đặc điểm chung là motor AC và động cơ điện DC đều có thể lắp ráp cho các loại hộp số giảm tốc như hộp số cyclo, hộp số bánh răng côn, hộp số trục vít bánh vít v.v...

Tổng số điểm của bài viết là: 10175 trong 4992 đánh giá