Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Motor phòng chống cháy nổ

Thứ ba - 10/11/2020 10:59

Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Motor phòng chống cháy nổ

Motor phòng chống cháy nổ được dùng trong môi trường có khí cháy như: khai thác than, lọc hóa dầu, khí đốt cũng như nhiều công đoạn trong các ngành sản suất khác có phát sinh khí cháy.
Động cơ điện phòng nổ phải được chế tạo đặc biệt để ngăn ngừa xảy ra cháy nổ trong quá trình vận hành. Motor phòng chống cháy nổ được thiết kế ưu tiên về vật liệu, công nghệ gia công, lắp ráp… các chỉ tiêu về kỹ thuật đều phải đạt tiêu chuẩn giành riêng cho Motor phòng chống cháy nổ.

Cơ cấu phòng nổ chính của Motor phòng chống cháy nổ bao gồm vỏ, nắp, hộp cực, cụm gối đỡ ổ bi. Những chi tiết này được chế tạo vững chắc không để lọt khí từ 2 phía trong và ngoài động cơ (kể cả khi có cháy nổ từ một phía) nhiệt độ Motor phòng chống cháy nổ khống chế để tránh làm hỗn hợp cháy tự bắt lửa.

Motor phòng chống cháy nổ được kiểm tra kỹ lưỡng trong quá trình sản xuất cũng như khi xuất xưởng. Một số khâu chủ yếu phải được thử mẫu tại phòng thí nghiệm quốc gia hoặc phòng thí nghiệm được ủy quyền. Riêng cụm phòng nổ được thử chống nổ (Các mẫu thử được nạp hỗn hợp khí cháy và dùng tia lửa điện gây nổ để kiểm tra). Nhìn chung Motor phòng chống cháy nổ được thiết kế chế tạo bởi những cơ sở chuyên nghiệp mới được đảm bảo chất lượng vận hành an toàn.

Tìm hiểu cơ cấu của Motor phòng chống cháy nổ:

Motor phòng chống cháy nổ được thiết kế đặc biệt để hoạt động trong môi trường dễ cháy nổ, đáp ứng các tiêu chuẩn của ATEX. Ứng dụng trong các ngành khai thác than, dầu khí, gas, hóa
chất, sơn…

Motor phòng chống cháy nổ được thiết kế lớp vỏ dày chắc chắn, độ kín bên trong motor cao. Do đó nếu có cháy nổ xảy ra cũng giảm được rất lớn mức độ thiệt hại từ tác động phá hủy của motor gây ra.

– Hộp đấu điện của Motor phòng chống cháy nổ được thiết kế dày và kín để tránh nguy cơ đánh lửa từ motor gây cháy nổ.

– Motor chống cháy giải nhiệt tốt hơn motor thường nhờ lá tản nhiệt dày và to hơn. Động cơ chống cháy được dụng rộng rãi trong hai môi trường dễ gây nổ: môi trường khí (Gas) và môi trường bụi (Dust).

Tiêu chuẩn Atex và IECEx:

Tiêu chuẩn Atex và IECEx là hai tiêu chuẩn được sử dụng để quy định khu vực nguy hiểm – phòng nổ – chống cháy nổ . Trong đó Atex là chứng chỉ được cấp bởi Châu Âu (European) còn IECEx là theo tiêu chuẩn quốc tế. Có hai tiêu chuẩn Atex:

+ Atex 95 –  đối với thiết bị.

+ Atex 137 – đối với khu vực làm việc .

Khi chúng ta biết được các tiêu chuẩn Atex và IECEx được quy định như thế nào thì điều quan trọng nhất là các thiết bị được dùng trong Zone nào đối với chất lỏng và zone nào trong không khí.

Tiêu chuẩn Atex trong chất lỏng (Liquid):

Trong chất lỏng được quy định từ Zone 0 tới Zone 2. Trong đó Zone 0 là khu vực nguy hiểm nhất và Zone 2 là khu vực có nguy cơ cháy nổ thấp nhất. Việc xác định khu vực nào chúng ta cần xác định rõ thiết bị được lắp tại vị trí nào.

Ý nghĩa của từng zone:

    Tại Zone 0: tại một khu vực thường luôn luôn xuất hiện môi trường có khả năng cháy nổ là hỗn hợp chất có khả năng cháy nổ: không khí và Gas, khí, hơi, sương, bụi trong một khoảng thời gian dài. Thời gian hoạt động trong trạng thái nguy hiểm phải lớn hơn 1000h/năm.

    Zone 1: tại một khu vực thường thường xuyên xuất hiện môi trường có khả năng cháy nổ là hỗn hợp chất có khả năng cháy nổ: không khíGas, khí, hơi, sương, bụi trong một khoảng thời gian dài. Thời gian hoạt động trong trạng thái nguy hiểm từ 10-1000h/năm.

    Zone 2: khu vực mà những hoạt động thông thường ít khi  xuất hiện môi trường có khả năng cháy nổ là hỗn hợp chất có khả năng cháy nổ: không khí Gas, khí, hơi, sương, bụi nếu có chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Thời gian hoạt động trong trạng thái nguy hiểm từ 0.1-10h/năm.

Tiêu chuẩn Atex trong môi trường bụi (Dust):

Các thiết bị sử dụng trong khu vực có bụi và có khả năng xảy ra cháy nổ được quy định từ Zone 20 cho đến Zone 22. Trong đó Zone là có nguy cơ cháy nổ cao nhất là nơi tiếp xúc trực tiếp với môi trường có bụi nơi máy móc đang hoạt động. Chúng ta cần biết rõ khu vực nào là zone 20, khu vực nào là zone 21 cũng như khu vực nào là zone 22 để chọn thiêt bị cho chính xác.

    Zone 20 : nơi mà chứa bụi hoặc đám mây bụi trong không khí trong cáchoạt động  luôn luôn xuất hiện môi trường có khả năng gây cháy nổ .

    Zone 21 : nơi mà chứa bụi hoặc đám mây bụi trong không khí trong các hoạt động thường xuyên xuất hiện môi trường có khả năng gây cháy nổ .

    Tại Zone 21 : nơi mà chứa bụi hoặc đám mây bụi trong không khí trong các hoạt động ít có khả năng xuất hiện môi trường có khả năng gây cháy nổ nếu có cũng xảy ra trong một thời gian ngắn .

Các nguyên nhân có thể phát sinh cháy nổ bằng tia lửa điện:

– Cháy nổ trực tiếp
– Va đập cơ khí
– Ma sát cơ khí
– Tia lửa điện
– Nhiệt độ cao
– Phóng tĩnh điện , hồ quan
– Nén áp suất cao

Tổng số điểm của bài viết là: 9950 trong 4941 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn